Nợ đọng xây dựng cơ bản tại Hà Nội: Cấp nào nợ, cấp đó trả
(HNM) - Tỷ lệ giải ngân các dự án xây dựng cơ bản (XDCB) thấp trong khi nợ đọng có xu hướng tăng khiến nhiều dự án buộc phải đình hoãn là nhận định được đưa ra qua đợt giám sát của Thường trực HĐND TP Hà Nội về tình hình thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2013. Nợ đọng cao, khi nguồn thu ngân sách đang hụt nhiều so với những năm trước buộc chính quyền các cấp phải có giải pháp căn cơ trong chỉ đạo, điều hành...
Những con số báo động
Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, tỷ lệ giải ngân vốn XDCB trên địa bàn Hà Nội hiện nay dù thấp hơn so với cả nước nhưng đã cao hơn so với cùng kỳ năm 2012. Bên cạnh một số điểm sáng như quận Hà Đông, tiến độ giải ngân nguồn vốn ngân sách cho XDCB đạt 75%, không nợ đọng kéo dài thì tại thị xã Sơn Tây, trong hơn 83 tỷ đồng nợ đầu tư XDCB thì đã có hơn 25 tỷ đồng của 40 dự án xây dựng nông thôn mới; còn lại hơn 58 tỷ đồng là nợ của 229 dự án khác. Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây Đặng Vũ Nhật Thăng cho biết, nguyên nhân nợ là do một số dự án đã hoàn thành bàn giao, đang chờ phê duyệt quyết toán. Cũng có trường hợp do chủ đầu tư điều chỉnh tổng mức một số dự án sau hoàn thành song ngân sách thị xã chưa cân đối được, một số dự án được ghi vốn lồng ghép nhưng chưa được thành phố bố trí và do hụt thu ngân sách các cấp.
Những con số báo động
Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, tỷ lệ giải ngân vốn XDCB trên địa bàn Hà Nội hiện nay dù thấp hơn so với cả nước nhưng đã cao hơn so với cùng kỳ năm 2012. Bên cạnh một số điểm sáng như quận Hà Đông, tiến độ giải ngân nguồn vốn ngân sách cho XDCB đạt 75%, không nợ đọng kéo dài thì tại thị xã Sơn Tây, trong hơn 83 tỷ đồng nợ đầu tư XDCB thì đã có hơn 25 tỷ đồng của 40 dự án xây dựng nông thôn mới; còn lại hơn 58 tỷ đồng là nợ của 229 dự án khác. Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây Đặng Vũ Nhật Thăng cho biết, nguyên nhân nợ là do một số dự án đã hoàn thành bàn giao, đang chờ phê duyệt quyết toán. Cũng có trường hợp do chủ đầu tư điều chỉnh tổng mức một số dự án sau hoàn thành song ngân sách thị xã chưa cân đối được, một số dự án được ghi vốn lồng ghép nhưng chưa được thành phố bố trí và do hụt thu ngân sách các cấp.
Toàn thành phố vẫn còn 11/29 đơn vị nợ đọng vốn xây dựng cơ bản. Ảnh: Khánh Nguyễn |
Ở huyện Gia Lâm, kết quả cũng không mấy khả quan, tỷ lệ giải ngân vốn ngân sách mới đạt 45% kế hoạch. Hiện toàn huyện còn nợ vốn XDCB hơn 109 tỷ đồng, trong đó nợ thuộc nhiệm vụ chi ngân sách thành phố hơn 90 tỷ đồng. Tương tự, tại huyện Ứng Hòa, tỷ lệ phát sinh nợ mới từ 96 tỷ đồng cuối năm 2012 đã lên tới hơn 275 tỷ đồng năm 2013, trong đó nợ đọng XDCB các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách cấp huyện, cấp xã là hơn 190 tỷ đồng.
Nợ của cấp nào, cấp đấy phải trả
Cảnh báo nợ XDCB đang có chiều hướng gia tăng, Phó Chủ tịch HĐND TP Lê Văn Hoạt đánh giá, thống kê từ thành phố và các quận, huyện chưa phản ánh hết tình hình nợ đọng XDCB. Dù thành phố đã tích cực chỉ đạo xử lý nhưng vấn đề vẫn như liều thuốc kháng sinh bị nhờn, cần phải tìm thuốc đặc trị. Theo Phó Chủ tịch HĐND TP Lê Văn Hoạt, nguyên nhân khiến tình trạng thêm trầm trọng là do một số địa phương vẫn chưa thật sự coi trọng xử lý nợ đọng; chưa kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm của từng cấp, từng cơ quan trong việc phát sinh nợ; chưa rà soát, thống kê, phân loại, xác định nguyên nhân và xây dựng kế hoạch xử lý.
Trong khi nợ đọng XDCB còn cao thì tại đợt giám sát của Thường trực HĐND TP, hầu hết các địa phương đều đề nghị thành phố tăng nguồn vốn đầu tư XDCB. Trả lời chất vấn của đoàn giám sát vì sao tỷ lệ nợ đọng XDCB gia tăng, các địa phương cùng có chung lý giải là do tình hình kinh tế khó khăn nên nguồn thu từ đấu giá đất đạt thấp, nhiều nơi tổ chức đấu giá đất không thành công ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn đầu tư XDCB và kế hoạch vốn dự kiến xử lý nợ XDCB của ngân sách huyện và xã. Tuy nhiên, theo nhận định của các thành viên đoàn giám sát, nguyên nhân nợ đọng còn xuất phát từ sự chủ quan của các địa phương trong xây dựng, phê duyệt kế hoạch phát triển mà không gắn với nguồn lực bảo đảm thực hiện. Vì vậy, việc triển khai các dự án luôn trong tình trạng bị động, không bảo đảm nguồn để thực hiện. Thêm vào đó, tình trạng đầu tư theo kiểu "tiền trảm, hậu tấu", khi dự án chưa được phân bổ vốn đã triển khai xây dựng, làm vượt khối lượng so với kế hoạch được giao, mở rộng đầu tư vượt quá khả năng cân đối của ngân sách... diễn ra nhiều.
Trước thực tế nợ đọng XDCB đang tăng cao, tại các cuộc giám sát, Chủ tịch HĐND TP Ngô Thị Doãn Thanh yêu cầu chính quyền các cấp trong bố trí nguồn vốn đầu tư XDCB cần phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải. Đồng thời, phải có ngay các biện pháp để xóa xong nợ đọng XDCB và không làm phát sinh nợ mới. Thẳng thắn chỉ rõ hiện vẫn còn không ít địa phương và các nhà thầu quan niệm các công trình quan trọng của địa phương sử dụng vốn ngân sách nhà nước không trước thì sau sẽ được thanh toán vốn, nên đã triển khai xây dựng ồ ạt, làm vượt khối lượng so với kế hoạch được giao, Chủ tịch HĐND TP nhấn mạnh, nguyên tắc nợ của cấp nào, cấp đấy phải trả. Đặc biệt trong bối cảnh khó khăn chung hiện nay, thành phố sẽ không dùng ngân sách nhà nước trả thay cho các địa phương mà các quận, huyện, thị xã phải tự lo trả cho doanh nghiệp số nợ đọng XDCB phát sinh nếu có.
Tính đến ngày 31-8-2013, toàn thành phố vẫn còn 11/29 quận, huyện, thị xã nợ vốn XDCB, với tổng số tiền là 709,8 tỷ đồng của 1.038 dự án. Trong đó, cấp huyện là 543 tỷ đồng của 608 dự án; cấp xã là 168,8 tỷ đồng của 430 dự án. Những huyện có tỷ lệ nợ trên 100 tỷ đồng gồm Mê Linh (hơn 136 tỷ đồng của 182 dự án), Phúc Thọ (hơn 107 tỷ đồng của 271 dự án)… |
An Trân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét