Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Cho nộp tiền sử dụng đất giá ưu đãi

Cho nộp tiền sử dụng đất giá ưu đãi
Làm thủ tục nộp thuế nhà đất tại Chi cục thuế quận 5, TP.HCM. Ảnh: HTD

Cho nộp tiền sử dụng đất giá ưu đãi

Thứ Năm, ngày 24/10/2013 14:10 PM (GMT+7)
Nghị định 120/2010 về thu tiền sử dụng đất sẽ được sửa đổi để nhiều người sớm có giấy chủ quyền nhà, đất.
Đó là nội dung đáng chú ý trong dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 120/2010 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất (SDĐ) được Bộ Tư pháp đưa ra thẩm định ngày 23-10. “Việc sửa đổi quy định về thu tiền SDĐ nhằm mục đích tháo gỡ các vướng mắc trong thực tế, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy đỏ cho hộ gia đình, cá nhân để đạt mục tiêu “cơ bản hoàn thành việc cấp giấy đỏ vào cuối năm nay như Quốc hội đề ra””. Ông Nguyễn Tân Thịnh, Cục phó Cục Quản lý Công sản - Bộ Tài chính, đơn vị chủ trì soạn thảo, cho biết như vậy.
Theo dự thảo, từ ngày 1-3-2011 (thời điểm Nghị định 120/2010 có hiệu lực thi hành) trở về sau, khi được giao đất ở mới hoặc xin chuyển mục đích SDĐ thì hộ gia đình, cá nhân phải nộp tiền SDĐ theo giá thị trường. Thế nhưng so với các quy định hiện hành thì giá này có sự ưu đãi (= giá theo bảng giá đất do UBND các tỉnh quy định X hệ số điều chỉnh giá đất).
Cho nộp tiền sử dụng đất giá ưu đãi - 1
Làm thủ tục nộp thuế nhà đất tại Chi cục thuế quận 5, TP.HCM. Ảnh: HTD
Giải thích lý do thay đổi, ông Thịnh nêu: “Quy định thu tiền SDĐ theo giá thị trường đã không thể thực hiện được trong cuộc sống”. Đại diện Sở Tài chính TP Hà Nội đồng tình: “Nếu cứ phải thuê tư vấn để xác định giá đất theo giá thị trường thì trong điều kiện hiện nay các địa phương không thể làm nổi. Việc xác định giá như thế còn dễ phát sinh khiếu kiện. Vì vậy, việc áp bảng giá đất của địa phương và hệ số điều chỉnh giá đất là phù hợp với điều kiện của nhiều nơi”.
Ngược lại với quy định “ưu ái” nêu trên, trường hợp nhà, đất tồn tại đã lâu, chưa có giấy đỏ nay muốn được cấp giấy này thì hộ gia đình, cá nhân sẽ phải đóng tiền SDĐ nhiều hơn, nếu nộp hồ sơ sau ngày 1-3-2011. Cụ thể:
1. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao đất làm nhà ở từ ngày 15-10-1993 đến ngày 1-7-2004 mà chưa nộp tiền SDĐ:
+ Nếu đã nộp đủ hồ sơ trước ngày 1-3-2011 thì nộp 50% tiền SDĐ theo bảng giá đất tại thời điểm nộp đủ hồ sơ đối với phần diện tích trong hạn mức, nộp 100% tiền SDĐ theo bảng giá đất đối với phần diện tích ngoài hạn mức giao đất.
+ Nếu nộp đủ hồ sơ từ ngày 1-3-2011 trở về sau thì nộp tiền SDĐ theo bảng giá đất X hệ số điều chỉnh giá đất tại thời điểm nộp đủ hồ sơ hợp lệ.
2. Trường hợp hộ gia đình SDĐ ở ổn định trước ngày 1-7-2004, không có giấy tờ chứng minh đã nộp tiền để được SDĐ: Nếu đã SDĐ ổn định trước ngày 15-10-1993 thì phải nộp tiền SDĐ bằng 40% theo giá đất do UBND tỉnh quy định tại thời điểm nộp hồ sơ hợp lệ đối với phần diện tích đất trong hạn mức; nộp bằng 100% theo bảng giá đất ở đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất. Nếu nộp đủ hồ sơ hợp lệ từ ngày 1-3-2011 trở về sau thì nộp tiền SDĐ của phần diện tích đất vượt hạn mức theo bảng giá đất X hệ số điều chỉnh giá đất.
3. Trường hợp đất sử dụng ổn định từ ngày 15-10-1993 đến ngày 1-7-2004: Nộp tiền SDĐ bằng 50% tiền SDĐ đối với phần diện tích trong hạn mức; nộp 100% tiền SDĐ đối với phần diện tích vượt hạn mức theo bảng giá đất tại thời điểm nộp đủ hồ sơ. Với trường hợp nộp đủ hồ sơ hợp lệ từ ngày 1-3-2011 trở về sau thì nộp tiền SDĐ của phần diện tích vượt hạn mức theo giá đất tại bảng giá đất X hệ số điều chỉnh giá đất.
Không công bằng
Đúng là quy định mới tạo điều kiện cho dân dễ nộp tiền SDĐ nhưng xét mặt khác thì nó có lợi cho những trường hợp chậm hay chây ì trong việc nộp tiền SDĐ. Ví dụ, có nhiều trường hợp hai hộ gia đình cùng phải nộp tiền SDĐ như nhau, theo quy định hiện nay tính theo giá thị trường là 100 triệu đồng. Nếu hộ gia đình nào nộp sớm thì phải đóng đủ số tiền trên. Nhưng với trường hợp nộp chậm hay chây ì thì sau khi quy định mới có hiệu lực, họ có thể chỉ phải nộp 50 triệu đồng.
Ông LÊ ĐẠI HẢIVụ phó Vụ Dân sự - Kinh tế (Bộ Tư pháp)
                                                                                                       Theo Hoàng Vân (Pháp luật TPHCM)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét